Tải game tài xỉu Go88 Nền tảng đáng tin cậy

TRƯỜNG ĐH SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH TP.HCM KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM BẰNG MỘT “KHÔNG GIAN ÂM NHẠC” ĐẶC BIỆT

Ngày 15/3/2016, hòa chung với không khí hân hoan của những người làm điện ảnh trên cả nước, Trường ĐH Sân khấu- Điện ảnh TPHCM tổ chức kỷ niệm 63 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam. Chương trình đã nhấn mạnh những chặng đường lịch sử của điện ảnh Việt Nam, với nét mới là đã trình diễn một “không gian âm nhạc” đặc biệt của SV các khoa, gồm tiết mục vừa đạt giải cao vừa qua trong “Liên hoan các ca khúc trong phim Việt Nam” lần 1. Buổi lễ có sự hiện diện của đại diện nhiều ban, ngành, đoàn thể, các nguyên hiệu trưởng, nguyên phó hiệu trưởng nhà trường, các thầy cô giáo cơ hữu và thỉnh giảng và các đại diện các đơn vị, đối tác…Nhà trường còn nhận được lẵng hoa chúc mừng của UBND phường Nguyễn Cư Trinh và nhiều đơn vị đối tác.

Ngày 15/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 147/SL, đặt Phòng Điện ảnh – Nhiếp ảnh trong Nha tuyên truyền và văn nghệ thành “Doanh nghiệp Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam” – chính thức thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngày 15/3 hằng năm được Ngành Điện ảnh Việt Nam vinh dự lấy làm mốc để kỷ niệm “Ngày Điện ảnh Việt Nam”. Hơn 6 thập kỷ qua, điện ảnh Việt Nam là một trong những lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, luôn làm tròn nhiệm vụ phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và đang mạnh mẽ, từng bước tiếp cận để hội nhập với điện ảnh khu vực châu Á và điện ảnh thế giới.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS Vũ Ngọc Thanh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh buổi lễ kỷ niệm là dịp để tôn vinh, tri ân, nhớ về những thế hệ các nghệ sĩ, nhà làm phim, nhà hoạt động điện ảnh…và những tác phẩm có sức sống lâu bền, góp phần to lớn vào sự phát triển điện ảnh dân tộc. Thầy Hiệu trưởng đã ôn lại những chặng đường lịch sử của điện ảnh Việt Nam qua các mốc thời gian. Theo đó, Điện ảnh Việt Nam đã và đang hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, luôn đồng hành cùng dân tộc mình, phục vụ nhân dân mình, là công cụ tuyên truyền, phương tiện truyền thông, giải trí, là “nghệ thuật quan trọng nhất trong các nghệ thuật” như lời V.I. Lênin. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến sự phát triển điện ảnh dân tộc. Ngày 26/1/2014, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển điện ảnh VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, hoạch định hướng đi rõ ràng với nhiều kỳ vọng cho điện ảnh nước nhà trong quá trình đổi mới và hội nhập với điện ảnh khu vực và thế giới…

Về ý nghĩa thiết thực của kỷ niệm 63 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam đối với Trường ĐH Sân khấu- Điện ảnh TPHCM, thầy Hiệu trưởng nhấn mạnh, “ôn cố tri tân” là dịp để nhà trường, các thầy cô giáo và sinh viên quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy những giá trị tốt đẹp mà điện ảnh VN đã đạt được, đào tạo nên nhiều thế hệ các nhà làm phim, diễn viên, nhà hoạt động điện ảnh…xứng đáng với những trang sử vẻ vang của điện ảnh dân tộc. Nhân  dịp này, thầy Hiệu trưởng cũng thông báo tin vui và chúc mừng PGS-TS Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh VN, nguyên Hiệu trường Nhà trường, được trao tặng Huân chương Độc lập hạng III đúng vào dịp kỷ niêm 63 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam năm nay.

Cũng tại buổi kỷ niệm, BTC đã công bố và trao giải của “Liên hoan các ca khúc trong phim VN” lần 1 . Chung cuộc, giải nhất thuộc về Thanh Phong (Xanh bạc mái đầu), đồng giải nhì thuộc về Ngọc Quyên (Bóng mây qua thềm) và Nguyễn Thanh Thương (Thằng cuội); hai giải ba thuộc về Yến Nhi (Bỗng dưng muốn khóc) và Nguyễn Lê Bá Thắng (Giấc mơ ngày xưa).

 

*Sau đây là một số hình ảnh về lễ kỷ niệm

IMG_0048 IMG_0065 IMG_0215 IMG_0237 IMG_0243

 

Biên tập Vũ Trinh

Hình ảnh: Hoàng Tâm

Ban truyền thông Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM

Leave a Comment