Có rất nhiều người cảm thấy tò mò khi nghe về cụm từ Rating, cũng như làm cách nào để có thể đánh giá một chương trình có chỉ số Rating cao, nói một cách nôm na thì đó là một chương trình có số lượng khán giả theo dõi đông đảo. Nhưng câu hỏi ở đây là vì sao và làm cách nào người ta có thể thống kê được là chương trình đó có thu hút được khán giả thật sự hay không? Ngày hôm này Kyxaodienanh.com xin giới thiệu đến các bạn khái niệm về TV Rating cũng như các giải pháp kỹ thuật cũng như thủ thuật mà các công ty truyền thông thường áp dụng để đánh giá một chương trình có tạo nên sự thu hút thực sự từ khán giả hay không.
Rating là gì? Khái niệm về rating
Rating là đơn vị dùng để đánh giá sự quan tâm theo dõi của khán giả, khách hàng đối với một chương trình hay một sản phẩm cụ thể nào đó. Dựa trên các chỉ số Rating đó, các công ty truyền thông hay các nhà sản xuất sẽ nhận được những phản hồi tương đối chính xác của xã hội đối với sản phẩm của mình. Những số liệu thống kê đó sẽ giúp cho các nhà sản xuất đưa ra những giải pháp cần thiết và kịp thời để nâng cao hơn hình ảnh cũng như tầm ảnh hưởng sản phẩm của mình trong mắt người dùng.
Rating và cách nhận biết
Đối với lĩnh vực truyền thông mà cụ thể là Truyền hình, đối với một người bình thường cách nhận biết Rating của một chương trình cao hay thấp chỉ cần nhìn vào số lượng các Spot quảng cáo được chèn vào giữa các nội dung của chương trình đó, nếu chương trình nào dày đặc quảng cáo thì có nghĩa chương trình đó đang thu hút một số lượng khán giả theo dõi đông đảo. Ngày nay chúng ta thường thấy, những chương trình truyền hình thực tế hay Games Show được mua Format từ nước ngoài như The VoiceVietnamese Idol, Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ.. Chúng ta sẽ thấy những chương trình đó có chỉ số Rating cao như thế nào…Sẽ có câu hỏi rằng vì sao nhiều quảng cáo lại có thể cho rằng đó là chương trình có Rating cao, đơn giản những chỉ số Rating đó đã được tổng hợp và chào hàng đến các doanh nghiệp sản xuất thương mại và dựa trên đó những nhà sản xuất mới quyết định có tham gia quảng cáo hay không, có lẽ không ai dại dột gì mà mang sản phẩm và cụ thể hơn là tiền bạc của mình ném vào chỗ không người.
Rating được tính như thế nào? Có bao nhiêu cách tính rating
Cách tính Rating của một chương trình thường được áp dụng trên hai phương pháp chính, là sử dụng giải pháp kỹ thuật số và phương pháp truyền thống là lấy con số thống kê từ việc khảo trực tiếp từ khán giả dựa trên những sự chọn lựa ngẫu nhiên hoặc công thức loại trừ dựa trên độ tuổi, ngành nghề hay trình độ…Điều này tùy thuộc vào nội dung cụ thể của chương trình hay phân khúc sản phẩm mà các đơn vị khảo áp dụng các công thức tính khác nhau.
Phương pháp đo Rating bằng thiết bị kỹ thuật số.
Phương pháp hiện đại này đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, người ta sẽ gắn trực tiếp một thiết bị đo được gọi là People Meter vào Tivi trong các gia đình trên khắp các vùng miền, từ thành thị đến nông thôn và đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Thiết bị này sẽ lưu lại những thông tin dưới dạng nhất ký về nội dung cũng như thời lượng theo dõi các chương trình mà những gia đình đó ưa thích một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Từ đó người ta có thể dễ dàng sang lọc và đánh giá chính xác những gì mà khán giả đang quan tâm.
People Meter – Thiết bị đo rating
Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp
Người ta sẽ lựa chọn những công thức như lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách hàng trong các siêu thị, quán cà phê, trên đường phố…Hoặc các đối tượng cụ thề như độ tuổi, nghề nghiệp, khu vực. Từ những thông tin cung cấp đó người ta sẽ cho ra đời những thống kế ước lệ dựa trên % những người có cùng câu trả lời cao nhất. Ngoài ra những nhà thống kế cũng sử dụng phương pháp gọi điện thoại đến những nguồn dự liệu Data một cách ngẫu nhiên.
Tương tác khán giả giải pháp mới
Ngày nay người ta cũng tiến hành đo Rating trên các thủ thuật như tương tác trực tiếp từ khán giả thông qua tổng đài nhắn tin bình chọn, hoặc dưới dạng trò chơi có thưởng.
Ai là người Đo Rating?
Thông thường việc đánh giá Rating sẽ do một công ty độc lập, chuyên làm công việc khảo sát chuyên nghiệp thực hiện. Từ đó những công ty này sẽ thống kê số liệu và bán lại cho các công ty truyền thông, giải trí hay các Đài Truyền hình…Ở Mỹ Nielsen là một trong những ông trùm trong lĩnh vực cung cấp dữ liệu về Rating cho giới truyền thông và các Đài truyền hình của Mỹ, Ở đây họ cũng thực hiện những phương pháp như gắn thiết bị đo dữ liệu ( Với 5000 thiết bị gắn trong các hộ gia đình) song song với đó là tiến hành khảo khát trực tiếp và thông tin của họ cung cấp luôn đạt chất lượng rất cao.
Ở thị trường Vietnam công ty TNS (trực thuộc Kanter Media – Anh Quốc) là đơn vị nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp các số liệu Rating cho các công ty truyền thông cũng như Truyền Hình của Việt nam, với mạng lưới thiết bị đo rộng rãi ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
Rating – Con dao hai lưỡi
Câu chuyện về độ trung thực mà các chỉ số Rating được cung cấp không phản ánh đúng thực tế, không còn là câu chuyện mới mẻ, thực tế đã có rất nhiều kênh truyền hình, nhiều công ty truyền thông lâm vào hoàn cảnh khốn đốn hay buộc phải đóng cửa, lý do cũng vì quá tự tin vào chỉ số rating, dẫn đến những bước đi sai lầm về chiến lược phát triển nội dung chương trình. Trong một xã hội gần như truyền hình có doanh thu bằng 0 từ khán giả, việc sống dựa gần như hoàn toàn vào các hoạt động quảng cáo vẫn đẩy các Nhà Đài vào tình cảnh Buộc phải chấp nhận thực tại và hi vọng vào những gì mà các nhà khảo sát Rating cung cấp.
Theo Kyxaodienanh.com