Người viết: NSƯT Trần Minh Ngọc
Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật tổng hợp, việc trình diễn trên sân khấu (sàn diễn) dù là kịch hát dân tộc (Tuồng, trèo, cài lương) hay kịch nói đều đòi hỏi phải có tính toàn vẹn. Đó là sự hài hòa trong vở diễn, kết quả của sự tham gia của các nghệ thuật văn hóa, Hội họa, âm nhạc, của kỹ thuật âm thanh, ánh sang và trên hết là nghệ thuật diễn viên, nghệ thuật dựng của đạo diễn.
Văn học, hội họa, âm nhạc tự thân đã là một nghệ thuật lớn, hoàn chỉnh, độc lập có đủ các thể loại riêng được trình bày bằng nhiều cách, nhiều loại thể rất phong phú. Nhưng khi văn học, hội họa, âm nhạc v.v… được đưa vào tác phẩm kịch thì tất cả đều mang một nét rất đặc trưng, rất riêng đó là tính sân khấu, là tính kịch chịu sự chi phối của diễn xuất diễn viên. Lời văn có thể tất hay nhưng thiếu tính hành động, thiếu tính triết lý sẽ không kích thích trí tưởng tượng sáng tạo. Trang trí bối cảnh có thể đẹp, chất liệu có thể tốt nếu không có diễn viên diễn với nó sẽ bị khán giả quên ngay bởi họ tên xem “kịch” chứ không xem “tranh”. Cái không gian được Người họa sĩ sắp xếp phải kích thích trí tưởng tượng. Một nốt nhạc hay, một giai điệu đép cũng chỉ được dung vào biểu diễn của người diễn viên khi anh ta đang ở trạng thái hung phấn. Ca khúc có thể được sáng tác hoàn chỉnh nhưng diễn viên không ca nó như một ca sĩ chuyên nghiệp. Ca khúc đó dùng để nói lên 1 trạng thái tâm hồn nào đó của nhân vật.
Trong sân khấu âm nhạc có vai trò rất lớn. Nhạc xác định hành động, đặt hành động vào thời gian, không gian mô tả địa điểm, thời đại xảy ra hành động kịch
Nhạc mô tả trạng thái, tâm lý, tình cảm của nhân vật với những tiết tấu khác nhau trong mô tả tính cách con người. Nhạc còn có vai trò châm biến hay cảm thông với nhân vật.
Gắn liền với diễn xuất của diễn viên, nhạc có thể diễn tả tính dân tộc, những bản sắc riêng của từng vùng, miền cũng như con người của các dân tộc.
Nhạc còn tạo ra không khí, lễ hội, đình đám, không khí vở diễn, không khí sân khấu.
Nhạc được sử dụng theo nhiều chức năng như làm nền, thể hiện chủ đề của tác phẩm, tạo không khí, tạo tình huống theo các quy định của kịch bản và yêu cầu sáng tạo của đạo diễn.
Tóm lại nhạc dùng để dẫn dắt, mở đầu, gợi không khi chung của tác phẩm. Nhạc miêu tả tình huống, xác định không gian thời gian, đặc trưng dân tộc, tính cách con người miêu tả những cảm xúc, những quan hệ nhân vật v.v….
Do vậy mà khi dựng vở, cho ra đời một tác phẩm trình diễn sân khấu, người ta luôn yêu cầu phải sáng tác nhạc cho từng sản phẩm. Sân khấu không thiếu những nhạc sĩ sáng tác nhạc cho các vở kịch, vở chèo hiện đại như Văn Cao, Đàm Linh, Ngọc Quang, Phó Đức Phương, Bùi Đức Hạnh. Mỗi đạo diễn trong công tác dàn dựng đều có những nhạc sĩ sân khấu ruột của mình. Đó là những ê kíp sáng tạo thực sự.
Nhạc sân khấu khác nhau thuần túy ở chỗ nó mang tính sân khấu phục vụ diễn xuất diễn viên. Một nốt nhạc có thể mô tả trạng thái xung đột, khắc họa những tình cảm mâu thuật vốn là những nét đặt trưng của kịch. Nhiều vở diễn gây được ấn tượng là nhờ vào các sáng tạo nhạc theo yêu cầu của chủ đề.
Khi sân khấu chúng ta xóa bỏ bao cấp và cho phép sân khấu hoạt động theo thị trường thì sân khấu cũng dần dần bỏ luôn việc mời các nhạc sáng tác cho sân khấu. Thay thế vào đó là mời người có khả năng thẩm âm hoặc am hiểu nhạc làm cái việc chọn nhạc cho tác phẩm kịch theo yêu cầu của đạo diễn hoặc giám đốc nhà Hát nhạc chọn ra đời và trở thành một hiện tượng phổ biến ở sân khấu kịch nói đặc biết ở khu vực sân khấu tư nhân và xã hộihóa hoạt động theo thị trường.
Trước đây ngoài việc dùng nhạc nước ngoài cho các vở kịch Liên Xô hoặc các nước Đông Âu, sân khấu kịch đều sáng tác nhạc Việt sử dụng trong các vở kịch trong nước. Còn bây giờ, nhạc ngoại ồ ạt vào Việt Nam bằng nhiều con đường khiến cho việc chọn nhạc cho sân khấu không khó khan, đỡ tốn ké, đỡ mệt sức tư duy v.v… và tất nhiên hệ quả của nó là sự giảm sút chất lượng của vở diễn. Bởi tiếng nói của âm nhạc rất ít hiệu quả nghệ thuật.
Nêu lên thực trạng âm nhạc sân khấu như vậy, chúng tôi không có ý phủ nhận việc chọn nhạc sân khấu. Công việc này rất cần thiết cho sinh viên các ngành nghệ thuật sân khấu. Họ cần có nhạc cho các bài tập, bài thi nghệ thuật biểu diễn và dàn dựng đạo diễn. Việc chọn nhạc đỡ cho sinh viên nhiều gánh nặng kinh tế v.v… Nhưng với các sân khấu chuyên nghiệp cần thận trọng, kỹ lưỡng và nghệ thuật hơn trong sử dụng âm nhạc nói chung và trong nhạc dân tộc nói riêng.
SÂN KHẤU KỊCH NÓI VỚI VIỆC SỬ DỤNG ÂM NHẠC DÂN TỘC
Là sản phẩm nghệ thuật phương Tây du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX sân khấu kịch nói ngay từ đầu đã tiếp thu những yếu tố dân tộc của nền ca kịch dân tộc đã có từ trước như tuồng, chèo… Những nghệ sĩ đầu tiên đóng kịch là những nghệ sĩ sân khấu dân tộc. Việc đưa nhạc dân tộc và sân khấu kịch do vậy là việc làm rất sớm. Tuy nhiên việc sử dụng có những hạn chế chẳng hạn chúng ta chưa có dàn nhạc hòa tấu với nhiều nhạc cụ dân tộc kiểu như dàn nhạc giao hưởng phương tây để tạo ra những không khí xung đột dữ dội, mạng mẽ kịch tính cao. Những nhạc cụ được dùng trong các xử lý tâm trạng, tình cảm thường là những âm thanh của đàn Bầu, đàn tranh, tiêu, sáo, những âm thanh của bộ gõ cùng hay được sử dụng trong kịch. Âm nhạc dân tộc được dùng tả sự lưu luyến, thương nhớ, những hoài niệm về một vùng đất quê hương, hoặc những lưu luyến về một thoáng hoài niệm về quá khứ tuổi thơ với những âm thanh mượt mà, những giai điệu trữ tình lãng mạn quen thuộc đối với con người Việt nam trong những hoàn cảnh thuộc đối với con người Việt Nam trong những hoàn cảnh tha phương, xa xứ v.v… Những vở kịch như tiểu phẩm bốc cháy (theo chùa đàn Nguyễn Tuân), Hồ Xuân Hương, những câu chuyện lịch sử, dã sử đều dùng nhạc dân tộc. Riêng sân khấu thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây có nhiều đạo diễn trẻ khai thác từ truyện của Nguyễn Ngọc trẻ dựng nhiều vở về con người và vùng đất Cà Mau, miền Tây Nam Bộ như Cánh đồng bất tận, Dòng nhớ, Nửa đời ngô nghê, Đời như ý v.v… sử dụng các điệu dân ca, hò lý, với hiệu quả của các nhạc cụ dân tộc đã tạo cho vở có được màu sắc địa phương rất rõ.
Bên cạnh những mặt được của âm nhạc dân tộc dùng trong kịch như tạo được không khí sân khấu, hình dung được không gian, tả được tâm trạng nhân vật. Sân khấu kịch chưa có được cái không khí hoành tráng của âm thanh, giai điệu còn đơn giản do sự lựa chọn chưa đủ kỹ, chưa chất lượng còn công thức, lặp lại giống nhau khi được dùng vào các vở diễn khác nhau. Chẳng hạn cứ có tình huống buồn nhớ là lại cất lên điệu hò ầu ơ… hoặc điệu ru con quen thuộc.
Trong các vở kịch lịch sử vốn giàu kịch tính. Nhân vật thường ở vào trạng thái quyết liệt, mạnh mẽ thì phải dùng các thể loại hòa tấu, giao hưởng mạnh mẽ. Nhạc dân tộc không giúp thể hiện những ý đồ mạng mẽ của đạo diễn cho nên kịch nói cũng phải làm như cải lương đã làm là dùng cả tâm lẫn cổ nhạc. Kịch cũng dùng cả âm nhạc hiện đại lẫn nhạc dân tộc. Trong Người đàn bà thất lạc nhạc mới sáng tác theo làn điệu dân ca kết hợp với múa đã tạo ra được hiệu quả châm biến thỏa mã cả thính lẫn thị giác.
Thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng làm sân khấu nhạc kịch kiều Broadway (Mỹ) như Chicago, Vũ nữ, 49 ngày yêu v.v… Người làm sân khấu hướng tới khán giả sẽ nghĩ sao nếu ta cũng làm nhạc kịch dân tộc. Người làm nhạc sẽ sáng tác trên cơ sở nhạc dân gian như ca trù, quan họ, hò lý v.v… Từ những giai điệu quen thuộc lặm là hóa thành nhạc mối với tiết tấu sôi động, chắc chắn sẽ tạo được không khi bi hài cho sân khấu kịch hiện nay đang tìm tòi những cách thể hiện mới.
Để sân khấu kịch có thể hội nhập với thế giới bên ngoài phải dựa vào các ưu thế dân tộc. Đã trình làng là trình cái của ta. Kịch nói vốn là của phương Tây mang kịch hiện nay ra nước ngoài là chở củi về rừng. Nhưng nếu mang kịch hát dân tộc (không phải là tuồng chèo, cải lương) chắc chắn họ sẽ thấy lạ. Chúng tôi cho rằng suy nghĩ này có tính khả thi. Vấn đề là tạo cho người làm sân khấu những điều kiện cần để thực hiện.
Được biết năm 2015 sẽ tổ chức liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế lần III tại Hà Nội. Đây là một gợi ý, một cái mốc để vượt qua của sân khấu để làm một cuộc thử nghiệm nhạc dân tộc dùng trong sân khấu.