Tải game tài xỉu Go88 Nền tảng đáng tin cậy

HỘI THẢO KHOA HỌC “PHIM VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

Sáng 29.03, tại Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM đã diễn ra Hội thảo Khoa học “Phim Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, được tổ chức bởi sự phối hợp giữa Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP. HCM, Hội đồng lý luận phê bình VHNT TP.HCM (Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM), Hội Điện ảnh TP.HCM. Hội thảo nhằm góp phần tổng kết một giai đoạn phát triển, đánh giá thực trạng phim truyện điện ảnh Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2017 và gợi mở, đề xuất giải pháp, định hướng phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đến tham dự Hội thảo có đông đảo các nhà khoa học, các NSND, NSƯT, NGƯT, các thầy cô giảng viên, đại diện các phòng, khoa, đơn vị, các nghệ sĩ và đông đảo học viên Cao học, sinh viên thuộc Khoa Điện ảnh – Truyền hình.Hội thảo được chủ trì bởi PSG.TS Trần Luân Kim- nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam,Trưởng Ban lý luận phê bình của Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM; PGS.TS Vũ Ngọc Thanh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh TP.HCM, Trưởng Ban tổ chức; bà Dương Thị Liên Chi – Phó CT chuyên trách Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TP.HCM (Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM) và PGS.TS.NGƯT Phan Thị Bích Hà – UV Ban chấp hành Hội Điện ảnh TPHCM. Hội thảo đã nghe các tham luận xoay quanh nhiều vấn đề của Điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017. Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Vũ Ngọc Thanh cho biết: “Để xác định phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chọn giai đoạn 10 năm (2007-2017) để có thể vừa nghiên cứu mang tính chuyên sâu vừa tổng kết bước đầu về một giai đoạn cụ thể. Tuy vậy, 10 năm không phải là một khoảng thời gian độc lập về mặt ý nghĩa lịch sử. Những gì tồn tại trong 10 năm ấy đều có nguyên nhân sâu xa từ thời gian trước và có thể sẽ tác động, ảnh hưởng cho những giai đoạn tiếp theo.

Những tham luận và các ý kiến tại Hội thảo được các đại biểu đóng góp thẳng thắn và sôi nổi,  PGS.TS Trần Luân Kim đã tổng kết dấu ấn phim truyện Việt Nam nhìn từ sau 10 năm đồng thời nhấn mạnh “Một thế hệ các nghệ sĩ và những người làm phim truyện mới ở nước ta đã và đang trưởng thành. Dù còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; tin rằng với niềm đam mê vốn có, với kỹ năng đã và sẽ tích lũy, và với năng lực năng động bắt kịp nhanh thời đại, sẽ từng bước đáp ứng đòi hỏi phát triển ngành cũng như nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội”.

Hội thảo đã được nghe nhiều ý kiến từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các nhà làm phim như Đạo diễn Tô Hoàng, NSND Đào Bá Sơn, họa sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú, NSƯT- đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo, TS Đào Lê Na, đạo diễn-diễn viên Ngọc Tưởng, … trình bày các vấn đề thực trạng của Điện ảnh Việt cũng như những đề xuất cho giai đoạn tương lai.

Tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Trần Luân Kim đã hệ thống các vấn đề trọng tâm của điện ảnh phim truyện giai đoạn 2007-2017, tổng hợp hệ thống các giải pháp (nhất là vấn đề kịch bản, sáng tác, phản ánh hiện thực, đề tài, thể loại, nhân vật… của phim truyện điện ảnh Việt Nam) do các tham luận và các ý kiến phát biểu nêu tại Hội thảo này.

Bế mạc Hội thảo, PGS.TS Vũ Ngọc Thanh cảm ơn các tham luận và ghi nhận các ý kiến đóng góp, nhất là các tham luận, ý kiến đánh giá sâu, toàn diện về thực trạng, có tính phản biện cao, gợi mở nhiều giải pháp khả thi nhất là các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn cho phim truyện điện ảnh Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, thay mặt Ban tổ chức ông tin tưởng, bày tỏ hy vọng, với tâm huyết và những đóng góp quý báu của các nhà quản lý, nghiên cứu, phê bình điện ảnh, nghệ sĩ…, sắp tới sẽ có nhiều phim hay được thực hiện vừa mang tính nghệ thuật đích thực, đảm bảo doanh thu, vừa hướng đến các hiệu quả kinh tế và xã hội, có sự  lan tỏa và sức sống lâu bền.

 

BAN TRUYỀN THÔNG

Leave a Comment