Tải game tài xỉu Go88 Nền tảng đáng tin cậy

Thay Hoang Hoai Nam

Bản sắc âm nhạc trong tác phẩm đương đại

Người viết: Đạo diễn Hoàng Hoài Nam

hn1

  1. Văn hóa nghệ thuật luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định vị trí và vai trò quan trọng xuyên suốt các thời kỳ cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội XHCN. Văn hóa nghệ thuật được xem là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế – xã hội một cách toàn diện, vững chắc. Trong xu thế toàn cầu hóa, ở thời kỳ hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nếu không có định hướng đúng, khoa học, trong quá trình giao lưu, tiếp biến với những làn sóng dữ dội của các nước có nền kinh tế phát triển, có nền công nghệ giải trí phát triển cực mạnh, nguy cơ bị “hòa tan”,tự“đánh mất mình” là khó tránh khỏi. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ chiến lược lâu dài:

“ Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Các chuẩn mực đạo đức biến đổi theo sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội. Quan hệ giữa sinh viên và giảng viên tích cực hơn theo phương pháp giáo   dục mới – phương pháp mở, dân chủ trong cách giảng dạy, trao đổi, thảo luận,  phát huy khả năng tự nghiên cứu, sáng tạo của người học. Không còn cảnh “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nhưng tinh thần tôn sư trọng đạo vẫn là nét đẹp của sự hiếu học truyền thống, dấu ấn tạo nên bản sắc văn hóa.

Bên cạnh đó, sự thay đổi của các thang bậc giá trị trong đời sống đã làm cho chuẩn mực, tiêu chí để đánh giá một tác phẩm nghệ thuật cũng có         nhiều khác biệt, các chức năng cơ bản của văn học nghệ thuật như nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục, giải trí, giao tiếp, thông tin, dự báo…dường như phải nhường chỗ, “thỏa hiệp” cho tiêu chí hiệu quả kinh tế. Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tác phẩm và khán giả, một tiêu chí, chuẩn mực bất thành văn. Ngày nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường thì mọi cái đều trở thành hàng hóa, và khán giả ( Khách hàng ) là “ Thượng đế”, vì vậy văn nghệ sĩ dù muốn hay không vẫn phải cố gắng hế sức để sản xuất ra những sản phẩm mà“Thượng đế” cần chứ không phải là cái mình có, mình mong muốn. Không ít những tác phẩm được các hội đồng nghệ thuật đánh giá cao nhưng khi diễn, trình chiếu thì không thu hút được khán giả. Tất nhiên, đối tượng khán giả cũng chia làm nhiều loại khác nhau, nhưng số đông – Đại chúng vẫn là mục đích, động cơ mà các nhà hoạt động nghệ thuật hướng đến. Trước thực tế này, sự phân hóa trong cách làm nghệ thuật của các nghệ sĩ, các nhà quản lý diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt, đúng như tấm gương phản ánh xung đột xã hội trong quá trình phát triển, ở đó cần sự sáng tạo của nghệ sĩ, sự kiên trì và dũng cảm của các nhà quản lý.

Nhu cầu thẩm mỹ của khán giả biến đổi theo thời đại mà công nghệ giải trí phát triển cực mạnh, đa dạng, miễn phí, tiện dụng. Người lao động không còn thời gian đến các điểm sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật cộng đồng, họ có thể ngồi tại nhà“ bấm nút” xả stress để bổ sung năng lượng. Tất nhiên, mỗi tầng lớp dân trí có một cách giải trí khác nhau, nhu cầu đó được hình thành từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan hợp lại để hình thành thẩm mỹ như yếu tố xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính…nhưng ở đây chúng ta chú trọng việc xây dựng lực lượng khán giả tương lai, xây dựng bằng cách nào, như thế nào đòi hỏi có sự đồng bộ của cả một hệ thống xã hội. Tài liệu trung hoa cổ đã có ghi chép về phương pháp “ Thai giáo”, nghĩa là giáo dưỡng thai nhi bằng các điệu nhạc được cho là sẽ hình thành nên nhân cách tốt sau này. Khoa học hiện đại cũng đã phát triển phương pháp này, họ khuyên các bà mẹ khi mang thai nên nghe nhạc nhẹ, êm dịu sẽ tốt cho đứa trẻ, điều này giúp hình thành cảm xúc thẩm mỹ ngay khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Gần đây người ta còn phát hành một loạt các Smart CD trích đoạn các tác phẩm giao hưởng của Bethoven, Moza, Traikopski…để cho trẻ nghe sẽ phát triển trí thông minh. May mắn, những đứa trẻ Việt Nam lâu nay vẫn được nghe các điệu ru con tha thiết, dịu êm qua nhiều thế hệ. Thế nhưng thế hệ 8X, 9X của chúng ta có mấy người biết ru con ? Nhiều trường hợp ru con mà toàn hát nhạc trẻ, thậm chí cả Blue, KPop, Rock… khán giả tương lai của chúng ta đó ư ? Không nghi ngờ gì, đa số lớp trẻ ngày nay tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách thụ động, chưa được sàng lọc, tất nhiên sự sàng lọc đòi hỏi thời gian của quá trình giao lưu, tiếp biến, nhưng lẽ ra chúng ta có thể rút ngắn việc này lại được thông qua công tác quản lý. Ngay cả một số nghệ sĩ cũng sáng tác Pop, Rock, Rap theo trào lưu chung của thế giới, nhưng họ không hiểu rằng các nghệ sĩ nước ngoài sáng tác các tác phẩm hay được nhiều nước đón nhận nồng nhiệt như vậy là nhờ có cảm xúc thẩm mỹ từ cội nguồn của chính họ, bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Vả lại, nếu mình bắt chước thì chỉ là việc đi theo lối mòn của người khác và chẳng bao giờ có được điều minh mong muốn, tác phẩm mang dấu ấn bản ắc của chính mình, có được sự đóng góp đích thực vào nền văn hóa thế giới. Dù rằng, hiện nay âm nhạc của ta đã xuất hiện nhiều bài nhạc trẻ rất hay được đông đảo công chúng tán thưởng chính vì những tác phẩm đó đã sử dụng chất liệu âm nhạc dân tộc nhưng được sáng tạo theo cấu trúc, nhịp độ, diễn tấu…rất hiện đại, thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ đương đại. Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng âm nhạc cổ truyền của dân tộc ta cần phải phát triển mới có thể phản ánh,đáp ứng được nhu cầu thưởng thức đương đại. chúng ta sẽ bàn kỹ hơn ở phần sau.

hn2

Vấn đề là phải tiếp thu có chọn lọc để làm giàu cho nền âm nhạc của ta chứ không phải việc bắt chước. Thiết nghĩ, các thế hệ sinh viên của chúng ta rất cần có tri thức, hiểu biết về sự giàu có, nét đẹp của văn hóa truyền thống, có lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào và có tâm huyết, sự say mê, có hoài bão, khát vọng lớn để tạo nên những tác phẩm lớn mang thương hiệu Việt Nam, khẳng định vị thế của văn hóa dân tộc trên trường quốc tế. Cố nhiên, “ Chuyện áo cơm không đùa với khách thơ” nhưng cũng đừng để “ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Hãy thử hình dung là một ngày nào đó, cả thế giới đều hát một bài, cùng nhảy poping, cùng sử dụng một loại nhạc cho sân khấu, điện ảnh, truyền hình thì cuộc sống sẽ nghèo nàn, đơn điệu biết mấy.

  1. Nghệ thuật sân khấu cũng như điện ảnh, truyền hình đều là nghệ thuật tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, trong đó âm nhạc tồn tại ở mọi chỗ, kể cả lúc ngưng lặng, “ Ngưng lặng là đỉnh cao của âm thanh”. Bài học xử lý ngưng lặng của công tác đạo diễn được đúc rút từ cuộc sống, trước một hành động mang tính quyết định thường là một khoảng lặng đầy ắp cảm xúc, tiết tấu mạnh mẽ dẫn đến đỉnh điểm, cao trào.

Xem xét rộng hơn thì cái gì trong cuộc sống cũng mang tính nhạc. Người ta nói: Trong thi có họa, trong họa có thi, và ở cách nhìn khác ta cũng thấy trong thơ, họa có nhạc. Nét thanh, nét tù, chỗ dày đặc, chỗ thưa thớt, vần điệu, tiết nhịp đều tạo nên tiết tấu một cách đa dạng, phong phú. Ngôn ngữ của dân tộc ta đa thanh tạo nên ngữ điệu, ngữ khí rất hay, chỉ nói thôi cũng nghe có tính nhạc. Chẳng thế mà trong dân gian còn lưu truyền cả các câu “ mắng mỏ, chửi bới” thành bài bản hẳn hoi. Vì vậy, kỹ thuật đài từ, tiềm đài từ của diễn viên đòi hỏi rất tinh tế. Nói thêm, đây cũng là một đặc điểm văn hóa để khi sáng tác nhạc trẻ thì nếu các nhạc sĩ cũng nên chú trọng đến ca từ sẽ tạo nên sự khác biệt. Chúng ta đều biết sự tác động qua lại giữa con người và môi trường sống xung quanh, phương Đông cổ gọi đó là “ Thiên nhân hợp nhất” hay “ Thiên nhân cảm ứng”, ngôn ngữ khoa học ngày nay gọi là trường sinh học. Sự vận động của môi trường sống tương tác với nhịp độ sinh học trong cơ thể chúng ta tạo nên không – Thời gian của một bối cảnh nhất định. Ví như khi đang ở trong thành phố công nghiệp, rồi về vùng nông thôn chúng ta sẽ cảm nhận rõ tiết tấu khác nhau của cuộc sống. Quan sát từng bước đi của một cụ già, giọng nói chậm rãi, em bé nhảy chân sáo đến trường, công nhân vôi vã vào ca, cuộc sống như dừng lại khi tiễn biệt người thân…đều có thể nhận rõ tính nhạc tự nó tồn tại và phát triển trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, khi nói đến xử lý âm nhạc trong một tác phẩm nghệ thuật sân khấu, Điện ảnh, truyền hình dường như người nghệ sĩ phải chú trọng đến từng nhân vật, từng chi tiết, ngôn ngữ, đạo cụ, phục trang, cảnh trí…

Các nhà nghiên cứu mỹ học nghệ thuật phân định hội họa, kiến trúc là nghệ thuật không gian, âm nhạc là nghệ thuật thời gian và sân khấu, điện ảnh, truyền hình là nghệ thuật của không gian – thời gian. Như vậy, khi tham gia vào sân khấu, điện ảnh, truyền hình thì âm nhạc không còn là một tác phẩm độc lập, mà nó hòa quyện vào tổng thể để xử lý không gian – thời gian vở diễn. Nói cách khác thì âm nhạc trong một tác phẩm nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, truyền hình thì cũng có tính đặc thù của sân khấu, điện ảnh, truyền hình, đó là tính hành động. Hành động của nhân vật và hành động của tác phẩm.

Chúng ta sẽ không nói đến không gian – thời gian vật lý, tùy theo quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống mà người nghệ sĩ sẽ tạo ra không gian – thời gian tâm lý, và cả không gian – thời gian mang tính triết lý sâu sắc trong tác phẩm của mình.Ví dụ: không gian – thời gian trong vở Hồn Trương Ba da Hàng Thịt, hay cảnh Chợ Âm phủ trong phim Bao giờ cho đến tháng mười . Như đã nói ở phần trên, âm nhạc trong cách xử lý không gian- thời gian mang tính đặc thù càng đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo của nó trong việc tạo không khí, xử lý tình huống, cảm thụ, đánh giá sự kiện, diễn biến xung đột, dẫn – gợi cho người xem đến những không gian- thời gian đa chiều, và một khi mọi ngôn ngữ, hành động không thể diễn đạt, biểu hiện được thì âm nhạc xuất hiện một cách thầm kín, mạnh mẽ, lôi cuốn như chính tiếng nói của tâm hồn, tình cảm lặng lẽ, ẩn khuất, sâu xa của con người. Âm nhạc có sức thể hiện vô cùng hiệu quả khi người đạo diễn khai thác, xử lý đúng yêu cầu của tác phẩm.

Mỗi trường phái sáng tác lại có cách xử lý âm nhạc khác nhau trong tác phẩm. Trường phái tả thực xử lý âm nhạc theo trình tự thời gian của câu chuyện được kể theo hệ thống sự kiện và đường dây hành động. Âm nhạc giúp người xem cảm nhận không khí bối cảnh – không gian – thời gian – cụ thể đang diễn ra, nhấn mạnh vào sự kiện, xung đột, hành động và chủ đề. Trường phái tả cũng có kết cấu âm nhạc theo vở diễn, nhưng không cụ thể không gian – thời gian do sự thống nhất của tính ước lệ và cách điệu cho toàn bộ tác phẩm.

Năm 2012, các nhà làm phim của Viện Goeth đến Trường trao đổi, hướng dẫn sinh viên sáng tác và quy trình xin tài trợ kinh phí từ các quỹ của quốc tế, họ khuyên sinh viên nên tập trung vào các vấn đề chung của nhân loại hiện nay như môi trường, sắc tộc, dân chủ, bình đẳng giới…cuối buổi, tôi có hỏi riêng và được Bà trả lời :

– Cũng những vấn đề đó, nhưng mỗi nước sẽ có cách suy nghĩ, cách giải quyết khác nhau.

Vâng, đúng là như thế, vấn đề đã và sẽ xảy ra ở mỗi nước khác nhau, phong tục tập quán, tâm lý, tình cảm gia đình, xã hội khác nhau sẽ có những câu chuyện, xung đột, hành động khác nhau, sự đau khổ và niềm hạnh phúc cũng rất khác nhau. Vậy sân khấu ( Kịch nói), điện ảnh, truyền hình Việt Nam có những gì khác biệt với thế giới ?

– Chúng ta đã và đang làm được nhiều điều, nhưng một số tác phẩm được bạn bè trên thế giới biết đến chủ yếu là sự khác biệt về phong tục, tập quán với tính nhân văn của nó. Vấn đề đặt ra là bản sắc văn hóa trong cách thức xử lý nghệ thuật vẫn còn nhiều suy nghĩ, băn khoăn cho các nghệ sĩ. Cách khai thác, sử dụng âm nhạc dân tộc, một thành tố thẩm mỹ trong sân khấu, điện ảnh, truyền hình còn nhiều hạn chế, cần nghiên cứu, phát triển để tạo ra được bản sắc nghệ thuật đương đại Việt Nam.

  1.  Dân tộc ta có một nền âm nhạc phong phú, đa dạng nhưng thống nhất trên nền tảng của văn hóa Đông Nam Á. Các điệu lý, hò, vè trải rộng ba miền Bắc – Trung – Nam được lưu truyền qua bao nhiêu đời nay. Vùng cao có điệu hát Then, Cồng Chiêng Tây Nguyên, đồng bằng Bắc bộ có Ca trù, miền Trung có Nhã nhạc, miền Nam có Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, cần được bảo tồn.

Âm nhạc vừa là di sản văn hóa phi vật thể ( Intangible) vừa là văn hóa vật thể (Tangible) thì bảo tồn như thế nào ? Có học thuyết bảo tồn nguyên vẹn, có học thuyết bảo tồn trong sự phát triển. Người ta có thể cất giữ các nhạc cụ, bản ghi chép vào tủ kính, có thể ghi âm toàn bộ các làn điệu, bài bản và lưu trữ trong các thiết bị hiện đại, nhưng lưu giữ các nghệ nhân, nghệ sĩ bằng cách nào ? Quay phim chụp ảnh thì cũng chỉ lưu giữ được một lần họ trình diễn mà thôi, còn các làn điệu thấm đẫm tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ, nghệ nhân ấy sẽ theo họ đi mãi khi tuổi đời đã cạn. Nhân tiện, chúng ta cũng nên nhắc đến sai lầm trong cách bảo tồn của một số nơi đã và vẫn đang diễn ra : Khi được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, khắp nơi thuộc vùng cao Tây Nguyên sản xuất rất nhiều cồng, chiêng phục vụ khách đến thăm quan, thậm chí đưa lên sân khấu để trình diễn phục vụ các hội nghị. Các nhà hoạt động văn hóa giật mình, sửng sốt, vội vàng có ý kiến : UNESCO quyết định bảo tồn “ Không gian văn hóa Cồng, Chiêng” chứ không phải bảo tồn Cồng, Chiêng. Quả thực, không thể tách rời tiếng cồng chiêng ra khỏi cuộc sống của núi rừng Tây Nguyên. Đó là một thực tế hữu ích cho cả việc bảo tồn Đờn ca tài tử, cho việc khai thác, sử dụng âm nhạc dân tộc trong các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Vấn đề đặt ra là sự chuyển giao giữa các thế hệ một cách có ý thức, giữ gìn và phát triển.

Sân khấu truyền thống của ta đã sàng lọc, phát triển vốn âm nhạc đã có hàng nghìn năm thành các làn điệu, bài bản chuyên dùng và đa dùng, có đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các làn điệu, bài bản đó biểu hiện tất cả các trạng thái tình cảm của con người như hỷ, nộ, ái, ố… là điệu Làn Thản, Chầu Văn, Nam Xuân, Nam Ai, Nam Bình, Cổ Bản, Xàng Xê, Xuân Nữ, Thán, Oán, Khách, Tẩu, các điệu nói Lối… và các điệu cho tình huống kịch tính, chuyển đổi không gian – thời gian.

Đặc điểm âm nhạc truyền thống của dân tộc ta:

–   Chủ yếu là âm nhạc có lời, hay còn gọi là dạng hát nói.

–   Ngoài nhạc lễ, không có nhạc giao hưởng.

–   Thang âm, điệu thức có đặc điểm chung của văn hóa vùng Đông nam Á, khác với cấu trúc âm nhạc của phương Tây.

–   Không có hòa thanh.

–   Làn điệu, bài bản là các mô hình, dạng cấu trúc mở ( cấu trúc động, không khép kín )

Các đặc điểm trên chính là một phần của bản sắc văn hóa trong âm nhạc dân tộc. Vậy chúng ta khai thác, xử lý, phát triển như thế nào khi mà tâm lý, tình cảm của con người Việt Nam trong xã hội đương đại đã thay đổi rất nhiều, cũng là buồn, vui, giận, thương, ghét, quý, yêu…thậm chí vừa yêu vừa ghét, vừa thương vừa buồn, vừa giận vừa vui…phức tạp, đa dạng như chính hiện thực cuộc sống, như chính sự biến thể của thể tài, không còn là bi hay hài, trữ tình hay anh hùng mà là bi kịch trữ tình, bi kịch lạc quan, bi hùng kịch…Như vậy, chúng ta không thể đưa nguyên các làn điệu, bài bản cổ truyền vào trong các tác phẩm nghệ thuật đương đại, mà khai thác chất liệu âm nhạc truyền thống để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật đương đại như rất nhiều nhạc sĩ đã thực hiện thành công trong nhiều năm qua.

Dĩ nhiên, âm nhạc thể hiện các trạng thái “Người” chung cho toàn thể nhân loại, nhưng có dấu ấn riêng của từng dân tộc, vì thế các đạo diễn có thể chọn bất cứ một đoạn nhạc nào trên thế giới phù hợp cho tác phẩm của mình, nhưng như thế có nghĩa là bạn tự đánh mất đi bản sắc văn hóa của mình, tư cách nghệ sĩ của bản thân trước cộng đồng thế giới. Họ không làm như thế. , Khi xem một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình của Trung Quốc, Ấn Độ chẳng hạn, chúng ta nhắm mắt lại cũng nhận ra chủ nhân của những sáng tạo ấy chính là do âm nhạc với dấu ấn bản sắc văn hóa rõ nét, không lầm lẫn với dân tộc khác được.

Có một số đạo diễn than phiền do kinh phí, và cả thời gian hạn hẹp nên không thể cùng nhạc sĩ nghiên cứu, sáng tạo tác phẩm như ý. Vậy thì chờ đến bao giờ mới có đủ kinh phí, thời gian để chúng ta thực hiện khát vọng, hoài bão đưa tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình của chúng ta đi lôi cuốn, hấp dẫn khán giả quốc tế ? Ý tưởng lớn lao quá chăng ? Không ! Với tài năng, trách nhiệm, lương tâm, và khát vọng của những nghệ sĩ chân chính, đích thực, tôi có niềm tin chúng ta sẽ làm nên những tác phẩm nghệ thuật Việt Nam đương đại đích thực, vượt không gian – thời gian.

Leave a Comment